ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG HẢI CHÂU | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc |
Bài tuyên truyền: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, mùa Lễ hội 2024
Kính thưa! Toàn thể nhân dân.
Vào dịp Tết, chúng ta thường sử dụng một lượng thực phẩm rất lớn gồm nhiều loại: từ thịt, cá, rau, củ, quả đến các loại thực phẩm chế biến sẵn dễ gây ra các bệnh như ngộ độc TP, tiêu chảy cấp,
.Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng chúng ta cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm sau:
1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.
3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.
6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn: Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
Và đặc biệt đối với các em Học sinh tuyệt đối không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh; không ăn các loại thực phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn quà vặt ngoài cổng trường: ô mai, các loại kẹo xanh đỏ phẩm màu loè loẹt,
Và thực hiện rửa tay bằng xà phòng vào các thời điểm như: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi hoặc cầm nắm vào đồ vật nơi công cộng (tay vịn cầu thang, tay nắm cửa); sau khi ho, hắt hơi.
Phê duyệt UBND phường
Người viết tin
Công chức VH-XH Phó Chủ Tịch
Hà Nam Hải Hoàng Văn Tùng
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG HẢI CHÂU | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc |
Bài tuyên truyền: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Qúy mão và mùa Lễ hội 2023
Kính thưa! Toàn thể nhân dân.
Vào dịp Tết, chúng ta thường sử dụng một lượng thực phẩm rất lớn gồm nhiều loại: từ thịt, cá, rau, củ, quả đến các loại thực phẩm chế biến sẵn dễ gây ra các bệnh như ngộ độc TP, tiêu chảy cấp,
.Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng chúng ta cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm sau:
1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.
3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.
6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn: Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
Và đặc biệt đối với các em Học sinh tuyệt đối không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh; không ăn các loại thực phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn quà vặt ngoài cổng trường: ô mai, các loại kẹo xanh đỏ phẩm màu loè loẹt,
Và thực hiện rửa tay bằng xà phòng vào các thời điểm như: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi hoặc cầm nắm vào đồ vật nơi công cộng (tay vịn cầu thang, tay nắm cửa); sau khi ho, hắt hơi.
Người viết tin Phê duyệt UBND phường
Công chức VH-XH Phó Chủ Tịch
Hà Nam Hải Hoàng Văn Tùng
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG HẢI CHÂU | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc |
Bài tuyên truyền: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội 2022
Kính thưa! Toàn thể nhân dân.
Vào dịp Tết, chúng ta thường sử dụng một lượng thực phẩm rất lớn gồm nhiều loại: từ thịt, cá, rau, củ, quả đến các loại thực phẩm chế biến sẵn dễ gây ra các bệnh như ngộ độc TP, tiêu chảy cấp,
.Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng chúng ta cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm sau:
1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.
3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.
6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn: Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
Và đặc biệt đối với các em Học sinh tuyệt đối không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh; không ăn các loại thực phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn quà vặt ngoài cổng trường: ô mai, các loại kẹo xanh đỏ phẩm màu loè loẹt,
Và thực hiện rửa tay bằng xà phòng vào các thời điểm như: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi hoặc cầm nắm vào đồ vật nơi công cộng (tay vịn cầu thang, tay nắm cửa); sau khi ho, hắt hơi.
Người viết tin Phê duyệt UBND phường
Công chức VH-XH Phó Chủ Tịch
Hà Nam Hải Hoàng Văn Tùng
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG HẢI CHÂU | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc |
BÀI TUYÊN TRUYỀN LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM
Trích từ Điều 5 và Điều 6 của Luật an toàn thực phẩm
(Luật số: 55/2010/QH12)
Điều 5. Những hành vi bị cấm
1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.
2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.
3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
5. Sản xuất, kinh doanh:
a) Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Thực phẩm bị biến chất;
d) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;
đ) Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;
e) Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;
g) Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;
h) Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;
i) Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.
6. Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.
7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.
8. Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.
9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
10. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
11. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.
12. Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.
13. Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.
Điều 6. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại Điều này.
Phê duyệt UBND phường
Phó Chủ Tịch
Hoàng Văn Tùng
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG HẢI CHÂU | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc |
BÀI TUYÊN TRUYỀN
Về :Hướng dẫn lựa chọn thực phẩm an toàn
Kính thưa toàn thể nhân dân!
Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và cách ăn. Vì thế công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do thực phẩm. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do thực phẩm và thức ăn kém chất lượng về vệ sinh vẫn chiếm tỷ lệ khá cao và xảy ra hàng ngày.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào ngày càng nhiều chủng loại mà có nhiều trường hợp người tiêu dùng không biết được nguồn gốc xuất xứ và loại hóa chất dùng bảo quản thực phẩm. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến, các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả,
Nhiều loại gia súc, gia cầm, thịt được bày bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y.
Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có liên quan sức khỏe sinh sản, bệnh tim mạch và ung thư.
Sử dụng thực phẩm tươi ngon không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể chúng ta phòng tránh được nhiều bệnh.Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp các bạn có thể lựa chọn được thực phẩm tươi cho gia đình mình.
Cách chọn gạo ngon: Gạo là thực phẩm dạng lương thực cung cấp cho chúng ta chủ yếu chất tinh bột. Tinh bột khi vào cơ thể, qua quá trình chuyển hóa sẽ cho chúng ta dạng đường (glucose) đơn giản, đây là dạng năng lượng chủ yếu cho con người.
Gạo mới sẽ giữ nguyên được hàm lượng dưỡng chất, không có các thành phần nấm mốc. Để biết được gạo mới, ngon hay không chúng ta cần nhìn và sờ vào gạo. Gạo mới là hạt gạo khô, không bị ẩm mốc, các hạt gạo đều nhau, hình tròn hay dài tùy giống lúa, trong, không đục, không có mạt cám, không có màu sắc biến đổi. Nếu cắn thử thấy hạt gạo giòn, không vỡ vụn. Ngửi mùi gạo có mùi thơm đặc trưng. Đó là gạo mới và ngon.
Cách nhận ra thịt tươi:
Thịt là thực phẩm cung cấp chất đạm và chất béo cho cơ thể, một phần tham gia vào cơ chế cung cấp và duy trì năng lượng. Năng lượng do chất béo cung cấp lớn hơn gấp 3 lần năng lượng do chất tinh bột tạo ra. Vì thế ta thường cảm thấy nếu ăn thịt đủ khối lượng thì sẽ lao động khoẻ hơn, cảm thấy ít mệt hơn. Chúng ta thường sử dụng nhiều thịt lợn, thịt gà, thịt bò.
Thịt tươi mới là thịt của động vật vừa mới giết mổ. Nếu là thịt mới thì thịt còn ấm, miếng thịt dẻo, thơm mùi đặc trưng, không hôi, không có mùi lạ, bề mặt miếng thịt không có lớp màng bao phủ, lấy ngón tay ấn sẽ thấy đàn hồi tốt và không chảy nước. Nếu bạn nhìn nghiêng dưới ánh sáng thì có thể thấy các màu ngũ sắc ánh lên khác nhau. Đó là thịt tươi và ngon. Thịt ôi thì không được dẻo, miếng thịt vón lại như một cục và sẽ không có các màu ngũ sắc, ngửi có mùi hôi. Hay chúng ta còn có thể lựa chọn một số dòng thịt đông lạnh nhưng rõ nguồn gốc xuất sứ và có áp dụng quy trình giết mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay ở Việt Nam đã xuất hiện khá nhiều đơn vị tham gia vào lĩnh vực thực phẩm đông lạnh đặt biệt là dòng Thịt lợn hữu cơ vì vậy bạn hãy lựa chọn những đơn vị uy tín và công khai minh bạch thông tin. Gợi ý một số đơn vị để mọi người tham khảo.
Dấu hiệu cá tươi: Cá là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe vì cung cấp nhiều đạm, nhiều axít béo. Cá không gây ra chứng dư mỡ máu, không gây béo phì lại cung cấp một số khoáng chất quan trọng như iốt.
Để biết được cá tươi, ngon chúng ta sẽ thấy vảy cá xếp đều, trắng, không bong tróc, không có các dấu hiệu bất thường. Mang cá khép chặt, nếu lấy tay nâng mang cá lên xem sẽ thấy mang cá màu hồng tươi mà không phải màu tía. Chú ý quan sát mắt cá. Cá tươi thì mắt cá to, sáng trong, hơi lồi ra ngoài. Chất nhờn trên thân mình phải trong, nhớt và không có mùi lạ.
Cách chọn rau quả tươi: Rau quả tươi là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ và các khoáng chất cần thiết như sắt, đồng, kẽm, magiê, các vitamin
. Rau củ tươi là rau củ không héo, màu xanh hoặc màu đặc trưng mà không bị biến dạng.Cánh lá cứng cáp, không mềm. Cầm cây rau lên thân cây rau sẽ nằm thẳng, không mềm rũ xuống là rau mới. Sờ thân cây rau không có nhớt vì nhiều khi lá héo được người bán hàng vứt bỏ nhưng những lá thối sẽ tạo nhớt trên thân.Cuống lá rau phải còn xanh, mập.
Để chọn quả tươi thì quan trọng là chọn quả không bị nứt, vỏ không thủng, quả không dập nát. Nếu những quả có cành như vải, nhãn, nho thì bẻ cành xem thử, nếu lõi cành bên trong màu xanh, thơm mùi nhựa cây thì quả đó mới thu hoạch. Nếu khô, héo, quắt, đen thì đã thu hoạch từ lâu, quả không còn mới nữa.
Ðể đề phòng ngộ độc thực phẩm, mỗi chúng ta cần phải biết lựa chọn thực phẩm an toàn. Đồng thời lưu ý một sô vấn đề sau:
- Các hộ trồng trọt không sản xuất, bán ra thị trường những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là rau ăn, đảm bảo không bón quá nhiều phân đạm, không phun quá nhiều hoá chất trừ sâu, không được tưới phân tươi, bảo đảm thời gian cách ly hóa chất trước khi thu hoạch, rau bán cũng như rau trồng để nhà ăn phải đảm bảo an toàn như nhau.
- Phổ biến rộng rải cho nhân dân những kiến thức và kỹ thuật chọn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn. Chú ý chọn các loại rau quả tươi, thịt, cá tươi, gạo
không bị mốc, thời hạn sử dụng khi mua các thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp.
- Phải có đủ nước sạch, an toàn, rửa dụng cụ nấu ăn, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi tiêu. Nấu chín kỹ thực phẩm thịt, cá, dễ bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh và ăn ngay sau khi nấu. Thức ăn nấu chín không ăn ngay để quá 4 giờ và nhất là để cách đêm nhất thiết phải đun sôi lại. Không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản. Không tham gia chế biến thực phẩm khi đang tiêu chảy, sốt, nôn, nhiễm trùng ngoài da hoặc các bệnh truyền nhiễm khác. Giữ gìn vệ sinh khu vực chế biến thực phẩm, cách xa khu chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, bãi rác thải, cống rãnh ô nhiễm; Nơi ăn uống phải sạch sẽ thoáng mát, có bàn ăn cao tránh bụi bẩn, thức ăn bầy sẵn có lồng bàn che đậy.
Chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, mọi người chú ý thực hiện các điều đơn giản nói trên để bữa ăn đem lại nguồn dinh dưỡng tốt và không là nguồn gây bệnh đảm bảo sức khỏe cho mọi gia đình.
Người Viết Tin bài Công Chức VH - XH Hà Nam Hải | Phê duyệt UBND phường Phó Chủ Tịch Hoàng Văn Tùng |
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG HẢI CHÂU | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc |
BÀI TUYÊN TRUYỀN LỰA CHỌN THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hằng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường, giúp con người hoạt động và làm việc. Mỗi người chúng ta ai cũng đều nhận thấy tầm quan trọng của việc ăn uống đó là nhu cầu hằng ngày không thể thiếu được. Tuy nhiên, nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khoẻ con người sẽ bị đe doạ.
Khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm vi khuẩn hoặc các chất độc hại, sau một vài giờ có thể xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như: sốt, nôn, đau đầu, đau bụng
Đặc biệt nguồn thực phẩm kém vệ sinh an toàn không chỉ gây nên ngộ độc cấp tính một cách ồ ạt dễ nhận thấy mà còn phải kể đến các bệnh mãn tính gây suy kiệt sức khoẻ.
Vào dịp Tết, chúng ta thường sử dụng một lượng thực phẩm rất lớn gồm nhiều loại: Từ thịt, cá, rau, của, quả đến các loại thực phẩm chế biến sẵn
Do đó để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân, gia đình, phụ huynh và các em học sinh cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi: rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C
3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khoẻ.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng phải được đun kỹ lại.
6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn: Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩ cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng.
9. Che đạy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn
Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, quý phụ huynh và các em học sinh cần phải dừng ngay việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu
) để xác minh và báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để xử lý kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.
Người Viết Tin bài Công Chức VH - XH Hà Nam Hải | Phê duyệt UBND phường Phó Chủ Tịch Hoàng Văn Tùng |
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG HẢI CHÂU | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc |
BÀI TUYÊN TRUYỀN ĐẢM BẢO AN TOÀN VSTP BỮA CỖ TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HẢI CHÂU
Hiện nay, với xu thế phát triển của xã hội, việc tổ chức các bữa cỗ dịp hiếu hỉ tại các gia đình cũng đã có nhiều sự thay đổi so với trước đây. Hình thức gia đình tự nấu cỗ đã không còn phổ biến, thay vào đó là tổ chức tiệc tại nhà hàng, khách sạn hoặc thuê dịch vụ nấu cỗ lưu động đến phục vụ tại gia đình khi có nhu cầu.
Việc tổ chức tiệc tại nhà hàng, khách sạn cơ bản đảm bảo an toàn thực phẩm do các cơ sở đã có ý thức chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Còn việc tổ chức tiệc qua hình thức thuê dịch vụ nấu cỗ lưu động đến phục vụ tại gia đình, bên cạnh những thuận lợi, tiện ích mà dịch vụ này đem lại thì việc tổ chức những bữa cỗ đông người tại gia đình cũng đang tiềm ẩn không ít nguy cơ mất an toàn thực phẩm có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. Cụ thể vì những lý do sau:
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ chế biến, bảo quản thực phẩm tại gia đình thường không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm do phải phục vụ ăn uống với số lượng lớn, vượt quá công suất ngày thường.
2. Những người tham gia chế biến còn thiếu kiến thức về an toàn thực phẩm.
3. Việc thuê dịch vụ nấu cỗ thường do quen biết hoặc người thân giới thiệu nên không có hợp đồng cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm; gia chủ và người thực hiện dịch vụ nấu cỗ chưa quan tâm đầy đủ đến nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, điều kiện bảo đảm bảo an toàn thực phẩm.
4. Các món ăn sau khi chế biến xong được bày lên mâm, thường không được che đậy kỹ, có nguy cơ ô nhiễm (bụi, côn trùng,..) sau đó lại phục vụ khách.
5. Xe vận chuyển thực phẩm của các cơ sở nấu ăn lưu động không phải xe chuyên dụng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
6. Tại các bữa cỗ có sự tập trung đông người trong không gian chật hẹp là điều kiện gây ô nhiễm, là tác nhân gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm thứ phát vào thức ăn.
Nhằm đảm bảo ATTP tại các bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn Phường, BCĐ. ATTP Phường Hải Châu yêu cầu:
* Đối với các cơ sở dịch vụ nấu cỗ lưu động:
1. Khi nhận dịch vụ nẫu cỗ cần chủ động phối hợp với gia đình bố trí khu vực riêng biệt phục vụ cho hoạt động tập kết nguyên liệu, sơ chế, chế biến, phân chia thức ăn, khu vực ăn uống đảm bảo ATTP;
2. Có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ phù hợp, đặc biệt là các thiết bị bảo quản thực phẩm và các xe chuyên dụng chở thực phẩm;
3. Khuyến khích thực đơn là các loại thực phẩm chế biến chín bằng phương pháp gia nhiệt (nấu chín, đun sôi), hạn chế thức ăn sống, tái.
4. Có hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu và có sổ theo dõi nhập nguyên liệu phục vụ bữa cỗ;
5. Thực hiện lưu mẫu thực phẩm đã chế biến trong 24 giờ (lưu lại tất cả các món trong thực đơn bữa cỗ, chất lỏng 150ml, chất rắn 100gam) để phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm, điều tra nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm khi xảy ra sự cố an toàn thực phẩm hoặc ngộ độc thực phẩm hàng loạt.
6. Chủ cơ sở nấu cỗ và người trực tiếp tham gia chế biến phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ; không được tham gia chế biến khi mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.
7. Đăng ký với Trạm y tế xã nơi tổ chức đám cỗ tập trung đông người để được cơ quan quản lý tuyên truyền, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm.
* Đối với gia đình đặt cỗ
1. Lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ nấu cỗ lưu động có đủ năng lực phục vụ, có kiến thức về an toàn thực phẩm, được khám sức khỏe định kỳ; đặc biệt gia chủ cần ký hợp đồng với cơ sở nấu cỗ lưu động về bảo đảm an toàn thực phẩm.
2. Khi tổ chức đám cỗ, gia đình cần bố trí một người chịu trách nhiệm chính để chỉ đạo, giám sát hoạt động chế biến, phục vụ ăn uống, chú trọng vào các nội dung: Kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu chế biến thực phẩm; điều kiện vệ sinh môi trường khu vực chế biến; nguồn ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến thực phẩm; bố trí riêng biệt các khu vực sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm, phục vụ ăn uống; trang thiết bị dụng cụ chế biến đầy đủ, sạch sẽ; người chế biến thực phẩm không mắc các bệnh ngoài da cấp tính; mang tạp dề, khẩu trang khi chế biến, găng tay một lần khi chia thức ăn chín
vv
3. Kiểm soát chặt chẽ khâu bảo quản thức ăn, tổ chức ăn thức ăn trong vòng 2 giờ sau chế biến.
4. Thống nhất với cơ sở nấu cỗ thực hiện lưu mẫu thức ăn đầy đủ 24 giờ để phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm, điều tra nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm trong trường hợp xảy ra sự cố mất an toàn thực phẩm hoặc ngộ độc thực phẩm hàng loạt.
5. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có người bị ngộ độc thực phẩm, gia đình phải dừng ngay việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và lưu giữ toàn bộ thức ăn đó để xác minh; đồng thời báo ngay cho Trạm y tế xã để kịp thời xử lý vụ việc.
Người Viết Tin bài Công Chức VH - XH Hà Nam Hải | Phê duyệt UBND phường Phó Chủ Tịch Hoàng Văn Tùng |
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG HẢI CHÂU | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc |
BÀI TUYÊN TRUYỀN 10 NGUYÊN TẮC VÀNG ĐỂ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM AN TOÀN
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM AN TOÀN
»»10 NGUYÊN TẮC VÀNG««
Nguyên tắc 1: Chọn thực phẩm an toàn.
Nguyên tắc 2: Nấu kỹ thức ăn.
Nguyên tắc 3: Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.
Nguyên tắc 4: Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín.
Nguyên tắc 5: Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn.
Nguyên tắc 6: Không để lẫn thực phẩm sống và chín.
Nguyên tắc 7: Luôn giữ tay sạch sẽ khi chế biến thực phẩm.
Nguyên tắc 8: Luôn giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.
Nguyên tắc 9: Bảo vệ thực phẩm khỏi sự xâm nhập của các loại côn trùng, loại gặm nhấm và các loại động vật khác.
Nguyên tắc 10: Sử dụng nguồn nước sạch.
Sưu tầm : Phạm Trúc
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG HẢI CHÂU | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc |
Bài tuyên truyền an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học
1. Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.
- An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.
Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.
2. Các tác nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm:
- Sự bùng nổ dân số: làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng
là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độc.
- Ô nhiễm môi trường: sự phát triển của các ngành công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ: việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.
Từ những tác nhân trên tạo tiền đề cho những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm biểu hiện là những hành vi cẩu thả, thiếu trách nhiệm của bạn có thể gây tội ác không lường trước được.
3. Những nguyên nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm
- Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn.
- Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.
- Do quá trình chế biến không đúng:
+ Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau, quả không theo đúng quy định.
+ Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm.
+ Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín.
+ Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống.
+ Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. Không rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, nhất là khi chuẩn bị thực phẩm cho trẻ em.
+ Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng, nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da.
+ Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.
+ Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn.
- Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng
+ Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh
bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm.
+ Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.
+ Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển.
4. Tác hại ngộ độc thực phẩm
- Nhiễm độc tiềm ẩn: là sự nhiễm các chất độc hại dưới ngưỡng có thể gây ra các triệu chứng cấp tính, bán cấp tính; có thể bị nhiễm liên tục hoặc không liên tục; có thể sau một thời gian không biết trước sẽ có: ung thư, các rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai...
- Bệnh mạn tính: là bệnh mắc phải, có biểu hiện phát bệnh lặp lại thường xuyên hoặc theo chu kỳ; có thể do di chứng của ngộ độc cấp hoặc do hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn tới liều gây bệnh; có thể trở thành bệnh khó chữa hoặc không chữa khỏi.
- Bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn): các rối loạn tiêu hóa hoặc thần kinh nhẹ, hoặc các triệu chứng cấp tính, có thể tự chữa khỏi hoặc tự khỏi.
- Bệnh cấp tính (ngộ độc thức ăn): các triệu chứng trước đây tương đối điển hình và bệnh nhân cần đến sự can thiệp của bác sĩ.
+ Biểu hiện rối loạn tiêu hóa: nôn, ỉa chảy (gồm cả ỉa ra máu), đau bụng.
+ Biểu hiện rối loạn thần kinh: rối loạn cảm giác, nhức đầu, mệt lả, hôn mê, liệt chi.
+ Các rối loạn chức năng khác: thay đổi huyết áp, bí tiểu...
Thời gian lành bệnh (đến khi hết triệu chứng nhưng bệnh nhân chưa thể sinh hoạt và làm việc một các bình thường).
+ Với người mắc bệnh bán cấp và cấp tính : 02 ngày 01 tháng
+ Với người mắc bệnh mạn tính: không khỏi hẳn và thỉnh thoảng tái phát.
Thời gian phục hồi sức khỏe (đã có thể sinh hoat và làm việc một cách bình thường): tuỳ theo nguyên nhân, tình trạng sức khỏe và độ tuổi, thường là:
+ Với người bình thường bị mắc bệnh bán cấp và cấp tính: 01 04 tuần với người lớn và trẻ độ tuổi học đường: 01 tháng đến vài tháng với trẻ dưới 7 tuổi và người già.
+ Với người mắc bệnh mạn tính bị tái phát: 01 02 tuần trong trường hợp bệnh tái phát có thể chữa được; không xác định được trong trừơng hợp đã thành bệnh nặng.
Tử vong là hậu quả của ngộ độc cấp rất nặng, ngộ độc cấp không được cứ chữa kịp thời hoặc hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn kéo dài đã dẫn đến bệnh hiểm nghèo không cứu chữa được.
Không loại trừ bất kỳ người nào dù là trẻ em, người lớn, người già yếu, nam hay nữ
5. Biện pháp vệ sinh chủ yếu đề phòng nhiễm bẩn thực phẩm
- Vệ sinh cá nhân.
- Vệ sinh môi trường.
- Vệ sinh nguyên liệu và nguồn nước sạch.
- Vệ sinh dụng cụ chế biến (dao, thớt, đũa, thìa đã tiêp xúc với thực phẩm sống không để tiếp xúc với thực phẩm chín cho ăn trực tiếp).
- Vệ sinh dụng cụ ăn uống: bát, đĩa thìa, cốc... phải được rửa sạch.
- Kiểm soát cả quá trình chế biến (làm sạch, tránh nhiễm bẩn, tuân thủ chế độ xử lý nhiệt về thời gian và nhiệt độ).
- Khám sức khỏe định kỳ nhằm loại rừ các bệnh lân lan (ghẻ, lở, mụn) và các bệnh truyền nhiễm (lao, tả, thương hàn. lỵ...).
- Giáo dục kiến thức về vệ sinh thực phẩm cho người xử lý thực phẩm, nhưng quan trọng hơn cả là ý thức của họ thực hành các hiểu biết vào suốt quá trình chọn nguyên liệu thực phẩm và chế biến bảo quản thực phẩm.
6. Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm:
- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu
) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.
- Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.
· Thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột
và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.
Phê duyệt UBND phường
Phó Chủ Tịch
Hoàng Văn Tùng
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG HẢI CHÂU | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Hải châu, ngày 08 tháng 4 năm 2022 |
Bài tuyên truyền vệ sinh ATTP trong tháng hành động về ATTP
Thực hiện kế hoạch số /KH- BCĐ ngày 07/4 /2022 của BCĐ về QL VSATTP phường Hải châu. UBND Phường Hải châu tuyên truyền đến toàn thể nhân dân trong phường một số nội dung sau.
Tiết trời nóng ẩm trong mùa mưa là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh và là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thức ăn (vi sinh vật, hoá chất, thực phẩm chứa chất độc tố tự nhiên) chưa được kiểm soát.
Trong mùa mưa, nguy cơ ngộ độc cao nhất là từ thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như: cá, hải sản, sữa.. nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc là rất cao. Thức ăn để trước 6 giờ có thể tạm coi là vô khuẩn nhưng sau 6 giờ, vi khuẩn đã có thể nhân lên gây ngộ độc . Rau quả chỉ có thể bảo quản được từ 3- 5 ngày. Chú ý khâu vệ sinh tay và dụng cụ ăn uống trong quá trình chế biến thực phẩm. Đối với tủ lạnh, ngoại trừ ngăn đá là vi khuẩn không phát triển được, còn các ngăn làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy, nếu đưa quá nhiều thứ vào tủ lạnh, không khí không lưu thông, nhiệt độ không đảm bảo, thực phẩm sống để cùng với thức ăn đã được nấu chín sẽ làm cho thực phẩm nhanh hỏng. Đặc biệt, nên chú ý ăn chín, uống sôi đề phòng ngộ độc.
Các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm:
1. Chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
2. Thức ăn để ngoài không khí nóng quá lâu.
3. Ăn uống ngoài đường, vỉa mưa, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh, xe cộ qua lại, gần cống thải của thành phố, nơi tập kết rác thải công cộng.
4. Thường xuyên ôm ấp, âu yếm các con vật nuôi khiến trẻ em dễ bị dính lông của những con vật này và lại dính vào thức ăn và đưa vào miệng.
5. Thức ăn không được nấu chín kĩ để tiêu diệt các vi khuẩn, thay vào đó, vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn.
6. Hoa quả và rau xanh chưa được rửa sạch đúng cách.
7. Nấu đồ ăn với nước bị ô nhiễm
Các bệnh thường gặp do nhiễm khuẩn - nhiễm độc thức ăn:
Bệnh tả, bệnh viêm ruột- dạ dày, bệnh viêm cấp tiểu- đại tràng do vi khuẩn và độc tố ruột; bệnh viêm dạ dày - tiểu tràng cấp và nhiễm độc toàn thân do ngoại độc tố tụ cầu vàng, do ăn thức ăn nguội hoặc kể cả các thức ăn nhiễm tụ cầu đã được nấu chín, thường gặp nhất là các món sốt trứng, thịt nguội.
Bệnh nhiễm độc tố độc thịt gây viêm dạ dày, ruột và nhiễm độc cơ quan thần kinh và toàn thân. Thường độc tố độc thịt có trong đồ hộp thịt và các sản phẩm thịt, trong sản phẩm rau quả chế biến bị nhiễm Clostridium botulinum từ các môi trường đất, nước, trong ruột động vật như cá, gia súc, trong ruột người, trong thịt, rau quả...
Bệnh viêm dạ dày- ruột kiểu tả hoặc tiêu chảy có hội chứng lỵ do Ăn uống thực phẩm chưa nấu chín bị ô nhiễm như hải sản sống, mắm tôm sống...
Hội chứng viêm ruột, viêm não, màng não hay nhiễm khuẩn huyết do ăn tiết canh.
Vì thế để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất người dân cần chủ động trong việc phòng chống ngộ độc thực phẩm.
Phòng chống ngộc độc thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bản thân:
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm trong mùa mưa, Chi cục ATVSTP khuyến cáo:
*Các nguyên tắc trong chế biến thực phẩm an toàn:
Chọn thực phẩm an toàn:mua thực phẩm tại các siêu thị, các cửa hàng, tiệm tạp hóa và những nơi tuân thủ đúng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên ăn các hải sản tươi sống, mắm tôm sống, tiết canh. vì nguồn bệnh có thể ở trong đó và lây bệnh.
Nấu kĩ thức ăn:thực phẩm tươi sống dễ chứa các mầm bệnh, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khi gia nhiệt đun kỹ đun với nhiệt độ ít nhất là 70oC trong 15 phút thì có thể giết chết vi khuẩn. Thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín:Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.
Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín, bảo quản ở nhiệt độ an toàn:nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm quá 2 tiếng phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 60oC), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 5oC). Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản. Không bảo quản số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh.
Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn:
Đây là nguyên tắc tốt nhất dể tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm.
Không để lẫn thực phẩm sống và chín:Thực phẩm nấu chín có thể bị ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống. Ví dụ, không chế biến thịt sống và sau đó dùng chung thớt và dao để thái thịt đã nấu chin, không để chung thực phẩm sống và chín trong 1 tủ bảo quản (tủ lạnh). Làm như vậy sẽ tái sản sinh các sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm.
Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ: Rửa tay kĩ trước khi chế biến thực phẩm và sau khi có những công việc khác làm gián đoạn quá trình chế biến như sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ gây ô nhiễm khác. Sau khi chế biến thực phẩm sống, chẳng hạn như cá, thịt hoặc thịt gia cầm, bạn nhớ nên rửa tay lại thật sạch trước khi bạn chế biến các thực phẩm khác. Và nếu tay bạn có vết thương, phải băng và bọc kín vết thương trước khi chế biến thực phẩm. Và luôn nhớ chính những con vật nuôi trong nhà như: chó, mèo, chim thường là những tác nhân gây bệnh nguy hiểm mà có thể truyền qua tay của bạn vào thực phẩm.
Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ: Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kỳ bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ. Chỉ cần một mẫu nhỏ thực phẩm cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn của các mầm bệnh. Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải được thay và đem luộc thường xuyên trước khi tái sử dụng. Khăn lau sàn nhà bếp cũng phải được giặt sạch sẽ.
Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác:
Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm bằng cách đựng thực phẩm trong các hộp kín có đậy nắp.
Sử dụng nguồn nước sạch: sử dụng nguồn nước sạch để ăn uống, đun sôi nước trước khi làm đá cho các đồ uống.
*Cách xử trí khi xảy ra ngộ độc thực phẩm
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần biết một số động tác sau:
- Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
- Đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ, niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu), và báo ngay cho cơ quan chức năng đến điều tra xác định nguyên nhân.
- Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.
- Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.
Hải châu, Ngày 08 tháng 04 năm 2022
Phê duyệt UBND phường
Phó Chủ Tịch
Hoàng Văn Tùng