image banner
lịch sử hình thành phường Hải Châu
 

 

 

 

              

LỊCH SỬ RA ĐỜI

 

Hải Châu: điều kiện tự nhiên và truyền thống lịch sử.

 

Hải Châu là một phường thuộc thị xã Nghi Sơntỉnh Thanh HóaViệt Nam.

Phường Hải Châu  nằm ở phía Bắc thị xã Nghi Sơn, có vị trí địa lý:

Phường Hải Châu  có diện tích 900,7 7ha, dân số năm 2021 là hơn 12.245 người, Quốc lộ 1A đi qua địa bàn phường

 

I.Điều kiện địa lý tự nhiên:

 

Hải Châu trước đây là một vùng đất rộng với tổng diện tích khoảng 2715ha. Tháng 9 năm 1954, được chia tách thành 3 xã: Hải An, Hải Ninh và  Hải Châu ngày nay.

Hải Châu là một xã cực bắc huyện tĩnh gia. Phía bắc giáp xã Quảng Trung, Quảng Chính, Quảng Thạch của huyện Quảng Xương, ngăn cách bởi sông yên. Phía nam giáp xã Hải Ninh của huyện Tĩnh Gia, phía đông giáp sông yên và biển đông, còn phía tây giáp sông đào nhà Lê (thường gọi là kênh than.Vượt qua kênh than là cánh đồng nuôi tôm và trồng lúa rộng lớn của xã Thanh Thuỷ huyện Tĩnh Gia.

Có thể nói: vị trí tự nhiên của xã như một cái giỏ, trừ phía nam giáp xã Hải Ninh là đất liền, ba bề còn lại là sông nước vây quanh. xã có diện tích 905,39ha.

Chiều dài của xã theo hướng bắc nam từ bắc  thôn Yên châu đến phía nam thôn thắng lợi là 4,5km. chiều ngang của xã là 2,3km. nơi có chiều ngang hẹp nhất là phía đông thôn yên châu đến bờ kênh than là 2 km

Trong tổng diện tích của toàn xã, chỉ có 132,5ha đất thổ cư, đất trồng lúa là 70,9ha. trồng mầu(chủ yếu là khoai lang, lạc, thuốc lào) là 36 ha; đồng muối 80,1ha . đất nuôi trồng hải sản là 118ha ven sông yên .diện tích đất còn lại là vùng ngập mặn.

Hải Châu là xã thuận lợi về giao thông: có quốc lộ 1a chạy qua suốt chiều dọc từ cầu ghép đến hải ninh dài 3,5km. đường 1a cũ xuyên qua 4 thôn và hệ thống đường liên thôn thuận lợi .

Những đặc điểm trên, có ảnh hưởng nhất định đến sự  phát triển phát triển mọi mặt của địa phương.

Theo lịch sử việt nam, lịch sử tỉnh thanh hoá cũng như bài “đất cửu chân vào thời kỳ hai bà trưng”của đinh văn nhật thì: hải châu so với các vùng duyên hải khác là vùng đất mới. bởi vì vào những năm đầu công nguyên, vị trí địa lý của xã hải châu còn là biển, tức là đáy của phá voi (sách cổ gọi phá voi là tượng phố). theo các chu kỳ tiến thoái của biển, cộng với sự lắng động của trầm tích, nước biển rút dần, qua hàng trăm năm phá cạn dần, đất nhô lên khỏi mặt nước trở thành những doi cát ven biển.

Đất nổi lên đến đâu, nhân dân các nơi đến khai phá đến đó. lúc đầu nơi này là vùng đầm lầy có nhiều đồi cát và thú dữ. đến thời lê trung hưng, nhiều nơi ở xã ta vẫn còn hổ, beo như cánh đồng hạm làng hiếu hiền. nhân dân ta còn truyền lại câu phương ngôn “beo đồng hạm, rạm đồng sâu…”là nói lên thực tế đó.

Dòng họ có mặt sớm nhất là họ phạm, họ trần , họ đỗ, họ nguyễn, họ lê .đến nay đã có trên 50 dòng họ. dân cư ban đầu thưa thớt. đến trước cách mạng tháng tám mới chỉ có 400 hộ, với 2000 dân. ngày nay, đã trở thành một xã đông dân, với trên 2000 hộ, trên 10 ngàn khẩu. trước cách mạng tháng tám mới có một làng theo đạo thiên chúa , với 60 hộ, 360 khẩu. ngày nay đã có gần hai làng, với 480 hộ, 1700 khẩu

 

Có sự khai phá và canh tác của nhân dân trong hàng ngàn năm lịch sử, đất đai trong xã ngày càng mầu mỡ , xóm làng ngày càng trù phú. có lẽ đến thời tiền Lê địa dư của Hải Châu đã gần giống như ngày nay.

              Hải Châu là xã có cửa biển. ngày trước dân gọi cửa biển này là lạch hàn. lạch hàn là cửa sông yên đổ ra biển đông, do độ ngiêng của địa hình và địa chất của khu vực, dòng  sông yên khi đến địa phận hải châu, qua cầu ghép gặp nền đá cứng của núi quảng thạch, dòng sông bị uốn cong từ hướng tây đông chuyển sang tây bắc- đông nam rồi đổ ra biển.

Do sông yên đổi dòng như vậy nó đã xói mòn đất cát ven biển hải châu để bồi đắp sang quảng nham, nên địa hình của hải châu ngày càng hẹp bề ngang. chính vì vậy mà lạch hàn ở thế kỷ 19 còn ở địa điểm làng hiếu hiền nhìn ra biển đông, còn hiện nay lạch hàn đang chuyển dần về phía nam nơi thuộc địa phận thôn thanh đông và xã hải ninh nhìn ra biển đông.

Là  một xã ven biển lại có cửa biển nên hải châu phải chịu nhiều cơn bão lớn. mỗi năm trung bình có 3 đến 5 cơn bão, gió cấp 8 đến cấp 12. nhiều lần sóng thần dâng lên tàn phá nặng nề.

Điều kiện tự nhiên như vậy, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân

Về kinh tế, nghề truyền thống là trồng trọt ( trồng dâu nuôi tằm, trồng lúa), chăn nuôi, sản xuất muối và đánh bắt hải sản. những năm gần đây phát triển thêm nghề nuôi trồng hải sản và dịch vụ, nên đời sống của nhân dân cũng được nâng lên khá nhiều.

Về văn hoá truyền thống: từ xưa, trong xã đã có truyền thống hiếu học. năm 1938 đã có người đỗ cử nhân luật. theo tiến trình lịch sử, truyền thống đó ngày càng được phát huy mạnh mẽ. ngày nay, toàn xã đã có hàng trăm người tốt nghiệp đại học, một số người có học hàm giáo sư, học vị tiến sĩ và hàng chục người có trình độ thạc sĩ và tương đương.

Các lễ hội truyền thống mang màu sắc dân tộc và mang đặc thù của địa phương đã được hình thành từ lâu. thôn nào cũng có đình nghè. hàng năm, cứ vào dịp tháng giêng các thôn lại tổ chức rước kiệu. trong các dịp ấy, nhiều trò chơi dân gian đã diễn ra như: đánh đu, kéo co, cờ người, cờ thẻ, nấu cơm thi và đua thuyền. người làm ruộng tổ chức lễ “tế nông”, mong mưa thuận gió hoà; dân đánh cá làm lễ “cầu ngư” mong trời yên, biển lặng để mùa màng bội thu. hải châu đã có một di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh là đình làng hiếu hiền. đền thờ hiếu hiền xã hải châu, tổng liên trì huyện ngọc sơn, phủ tĩnh gia cũ nay là thôn bắc châu hải châu huyện tĩnh gia.

Làng hiếu hiền xưa có tên gọi là kẻ hàn được con người đến đây khai phá ngụ cư từ rất sớm. đến triều lê thánh tông, theo lệnh của triều đình, một võ quan đã về đây khai khẩn mở thêm điền thổ, xây dựng làng ấp và đặt tên là làng hiếu hiền. đền hiếu hiền là nơi thờ chính nhân vật thành hoàng ông chưởng hữu tướng quân đại vương. nguyên chữ hán trong bài vị là đương cảnh thành hoàng hữu tướng quân đại vương thần chủ. vào quãng giai đoạn triều lê thánh tông (1460- 1497), có một vị tướng công được nhà vua ban lệnh cho thảo phạt giặc chiêm thành bằng đường biển, khi thắng trận trở về, ngài ban lệnh hạ trại ở cửa lạch hàn. ngài đem lòng yêu mến mảnh đất này. lúc tuổi cao, vua cho về trí vĩ, người tấu trình ấn lên triều đình xin ban lộc điền ở vùng đất gần cửa lạch hàn. được nhà vua đồng ý ban sắc cho về vùng lạch hàn giúp đỡ dân đinh mở mang điền thổ, khai khẩn đất hoang, dựng thành khu ấp đặt tên là làng hiếu hiền. ông đã bỏ tiền giúp đỡ nhiều nhà nghèo túng dựng nhà, lập nghiệp tại vùng đất ấy. ít lâu sau, dân đinh phát triển ngày càng đông, khai phá ngày thêm nhiều. ông trở thành người chỉ đạo mọi hoạt động trong làng. sau khi ông mất, dân làng ghi nhớ công ơn tôn vinh ông làm thành hoàng đồng thời tấu trình với triều đình ban cấp sắc phong, cho phép nhân dân lập đền thờ cúng. ông được ban tặng đương cảnh thành hoàng ông chưởng hữu tướng quân đại vương (tức bậc thành hoàng) giữ chức hữu tướng quân và được phong tước đại vương.

Làng hiếu hiền xưa (nay là bắc châu, liên hải và một phần liên thành) vẫn duy trì lễ tế đương cảnh thành hoàng ông chưởng hữu tướng quân đại vương vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm để tưởng nhớ vị thần đã có công dựng nước, giữ nước.

Những lễ hội và trò chơi truyền thống tại quê hương hải châu giúp con người hướng tới những điều tốt đẹp.

Các biến động của thiên nhiên làm thay đổi địa hình, còn các biến động của lịch sử, xã hội đã làm địa danh quê hương nhiều lần đổi thay.

Chỉ tính từ khi hình thành nên mảnh đất hải châu đến nay,địa danh  qua các thời đã có nhiều đổi thay.

      - Thời Lê Hoàn, Hải Châu là một phần đất của huyện thường lạc

      - Thời lý, Trần, Hồ  là một phần đất của huyện kết  duyệt ( huyện kết duyệt bao gồm phần đất phía bắc của huyện tĩnh gia và phía nam huyện quảng xương).

      - Thời Lê và Nguyễn, Hải Châu thuộc huyện ngọc sơn phủ tỉnh minh. sau phủ tỉnh minh được đổi tên là phủ tĩnh gia ( vì kiêng tên huý của lê trang tông là lê duy ninh).

Sau cách mạng tháng 8/1945, chính phủ việt nam dân chủ cộng hoà bỏ đơn vị phủ, bỏ địa danh ngọc sơn; tĩnh gia trở thành tên huyện  ngày nay.

        1. Trước cách mạng tháng tám 1945 , hải châu đã có các thôn là: hoàng xá, trường thọ, hiếu hiền, tiên lý, đa hộ, trường mỹ, thạch thán và phường thuận an.

         Làng hoàng xá ngày nay là thôn hoà bình, làng trường thọ ngày nay là các thôn: Thắng lợi, Thanh trung, Thanh bình, Thanh đông và một phần phía nam của thôn Liên hải.

làng hiếu hiền nay là thôn Bắc châu, làng tiên lý, đa hộ nay là thôn Nam châu.

Làng Trường mỹ nay là phần đất phía tây thôn Thanh bình.

* 4 làng trên thuộc xã Hải Châu, tổng liên trì  huyện Ngọc sơn

* Các làng: thạch hán và phường thuận an trực thuộc tổng liên trì.

thời Minh Mạng (1820 - 1840) lập làng văn hà. làng văn hà ở khoảng giữa làng đa hộ và lý nhân nay là thôn nam châu.

Thời Tự Đức thứ 8 (1855) nước biển dâng cao làm mất đất của làng thạch hán và phường thuận an. dân 2 làng này phải phiêu tán đi nơi khác. sau đó một số dân theo đạo thiên chúa ở cự nham dời sang đất cũ của 2 làng trên, cùng lúc đó một xóm theo đạo thiên chúa là triều dương bên bỡ kênh than cũng dời về đó, cùng lập nên làng mới là hoài yên ,nay là yên châu

 Thời Khải Định (1916- 1925) làng đa hộ được đổi tên là đa văn sau đó lại sáp nhập thêm 3 làng: văn hà, lý nhân và trường mỹ thành làng văn mỹ. đồng thời làng trường thọ được đổi tên là liên bình, còn gọi là sen bình (bởi vì liên là từ hán còn sen là từ việt).

 như vậy, trước cách mạng tháng tám năm 1945 xã hải châu có 5 làng là liên bình, văn mỹ, hoàng xá, hiếu hiền và hoài yên.

2. Sau cách mạng tháng tám năm 1945, 5 làng trên được lập thành 2 xã sào nam và tây hồ.

xã sào nam (theo biệt hiệu của phan bội châu) gồm 3 làng: hoàng xá, nhân bình và văn mỹ.

3 làng này cũng được mang tên mới : hoàng xá là thôn hoà bình, liên bình là thôn thắng lợi, còn văn mỹ là thôn phú cường.

xã tây hồ (theo biệt hiệu của cụ phan chu trinh) gồm 2 làng: hiếu hiền, hoài yên 2 làng này được mang tên mới hiếu hiền là thôn xung phong, hoài yên là thôn hăng hái.

- địa danh “sào nam”, “tây hồ” chỉ tồn tại đến cuối năm 1947, khi 2 xã sát nhập với các xã quyết thắng và hồng thái lập nên xã mới, có quy mô rộng lớn, phù hợp với yêu cầu kháng chiến chống pháp đó là xã hải châu.

tháng 9/1954 để thuận lợi việc chỉ đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị xây dựng miền bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội , xã hải châu lớn được chia ra làm 3 xã: hải châu, hải ninh và hải an.

suốt giai đoạn 1958 đến 1975, theo sự lãnh đạo của đảng, chúng ta đã tập trung xây dựng các hợp tác xã sản xuất: nông nghiệp, đánh cá, sản xuất muối và thủ công nghiệp từ thấp đến cao. trong chỉ đạo, nhà nước đã giao nhiều quyền hạn, trách nhiệm cho các hợp tác xã. hợp tác xã gần như đã thay thế vai trò thôn. các công việc trước là của thôn, khi đó đều do hợp tác xã  giải quyết.

từ năm 1986 trở đi, đảng có chủ trương đổi mới đất nước xoá bỏ bao cấp, thực hiện nền kinh tế thị trường, trong đó đổi mới về tổ chức các htx, củng cố và đổi mới quản lý nhà nước, tăng cường vai trò xã, chuẩn bị các yếu tố cần thiết xây dựng  tổ chức thôn.

thực hiện chủ trương của cấp trên, tháng2/1992  hải châu được thành lập 10 thôn là : hoà bình, thắng lợi, thanh trung, nam châu, yên châu, bắc châu, thanh bình, thanh đông, liên thành, liên hải.

II.về truyền thống lịch sử :

dưới thời phong kiến, người dân hải châu có cuộc sống vô cùng cực khổ.

sau hiệp ước patờ nốt, thực dân pháp cai trị đất nước ta. cũng như nhân dân cả nước, nhân dân hải châu phải sống lầm than, một cổ hai tròng. bên cạnh sự bóc lột của phong kiến là sự áp bức bóc lột của thực dân pháp. chúng đã nâng đỡ giai cấp địa chủ cường hào ở nông thôn để dễ bề đè nén nông dân ta.

*về nông nghiệp: xã hải châu chỉ có 182ha ruộng đất là xã có số ruộng đất ít nhất trong huyện . song số ruộng này lại tập trung trong tay các địa chủ lớn ở các thôn liên bình , văn mỹ và hoài yên.

Sự chiếm đoạt ruộng đất của các địa chủ đã làm cho nông dân không có đất cắm dùi, phải làm thuê, làm tá điền cho địa chủ để kiếm sống. mỗi địa chủ lại có một kiểu bóc lột riêng làm cho nông dân càng nhanh chóng bần cùng. ngoài bóc lột tô tức cao, các địa chủ còn cho nuôi bò rẻ ,vay nặng lãi, tổ chức đánh bạc để tước đoạt ruộng đất của nông dân hoặc tổ chức tranh dành ruộng đất với các làng khác,  đánh nhau gây thiệt mạng cho nông dân

Đời sống của nông dân đã vậy, còn đời sống của ngư dân, diêm dâm cũng cơ cực không kém. người đánh cá phần lớn là không có phương tiện, bị chủ thuyền đè nén bóc lột. các phương tiện khai thác của ngư dân Hải Châu quá nhỏ và thô sơ. thuyền của họ chỉ dài 8m, có 8 đến10 người đánh bắt; còn mảng bằng luồng thường khoảng 17, 18 cây dài 6m, rộng 2m; mỗi mảng chỉ có 4-5 người điều khiển.

Các phương tiện khai thác như vậy chỉ giải quyết được một phần công việc cho ngư dân, số dân còn lại phải chế biến hải sản để sinh sống. có một thời  nước mắm của làng hiếu hiền đã nổi tiếng khắp nơi: có nhiều thuyền buôn trẩy nước mắm ra nam định, hà nội bán và sản xuất ra nước mắm để tiến vua. phương ngôn của làng hiếu hiền xưa có câu: “gõ 3 buồm lếch thếch, đi đánh cá đếch về tiến vua” (gõ là thuyền gõ, cá đếch là cá bơn. với loại cá bơn này, người làng hiếu hiền xưa đã lột da, lấy thịt cá làm mắm, sẽ được nước mắm trắng trong thơm lừng dùng để tiến vua).

          Đời sống của những người làm muối còn cực khổ hơn. do pháp thực hiện chế độ độc quyền quản lý muối, người sản xuất  phải bán lại muối cho công ty muối của pháp để nó độc quyền bán ra và bóc lột người tiêu thụ với giá  cao gấp 10 lần mua vào. người sản xuất không được bán ra thị trường. thuế muối rất nặng, nên nhiều gia đình đã sản xuất muối bằng cách nấu muối trộm, hoặc làm các ô nại nhỏ ở nơi khuất nẻo để tránh sự kiểm soát, bắt bớ của sở đoan. ở hải châu pháp đã lập một đồn đoan do người pháp chỉ huy đặt tại phía nam thôn yên châu, từ lúc có đồn đoan, không ngày nào nguôi sự lùng sục, kiểm soát của chúng trong thôn xóm, nên đã nhiều lần nổ ra các vụ xô xát giữa người sản xuất muối và bọn đoan.

Đi đôi với chính sách khai thác bóc lột nặng nề, thực dân pháp đã tăng cường thực hiện chính sách văn hoá giáo dục thực dân để ru ngủ dân tộc ta nhằm ổn định địa vị thống trị của chúng. chúng khuyến khích dân tộc ta dùng thuốc phiện, rươụ  cồn. hàng tháng các lý trưởng phải đến đại lý nhận rượu cần về ép bán cho dân,  để phá hoại thuần phong, mỹ tục của quê hương ta, trong khi đó xã hải châu không có 1 trường học, một trạm y tế nào. cả phủ tĩnh gia đến năm 1940 mới có 1 trường tiểu học, vài trường tư thục và 1 trạm y tế tại ba làng.

Về tôn giáo: thực dân pháp sử dụng thần quyền làm thứ vũ khí lợi hại ru ngủ lòng yêu nước và chia rẽ nội bộ nhân dân ta. chúng mở rộng xứ đạo hoài yên. hoài yên từ  chỗ phụ thuộc xứ phúc lãng ( quảng xương) thành cứ riêng biệt và phát triển thêm nhiều họ đạo mới như họ thuỷ cơ, phượng cát, yên cát.đầu năm 1899 lại xây dựng nhà thờ hoài yên một cách kiên cố.

Chính sách xâm lược và nô dịch của thực dân pháp đã làm cho bộ mặt kinh tế xã hội có những thay đổi cơ bản. mâu thuẫn giữa nhân dân việt nam và thực dân pháp ngày càng cao.

Ngay khi pháp mới đô hộ nước ta, nhân dân các nơi đã nổi lên chống pháp. hưởng ứng chiếu cần vương của vua hàm nghi; vào những năm 1885, 1886, 1887 nhân dân hải châu đã tích cực tham gia phong trào chống pháp do tú phương, người xóm thôn, xã hương trì, tổng văn trường huỵên ngọc sơn. phủ tĩnh gia lãnh đạo. nhiều người dân hải châu đã từng tham gia trận đánh úp tỉnh lị thanh hoá ngày 11/3/1886 ; họ là quân chủ lực trong trận đánh pháp ở bến đò ghép vào năm 1886 và xây dựng căn cứ  ổn lâm.

Tiêu biểu phong trào này ở hải châu là lý trưởng lê văn xuyến, làng hoàng xá. ông là 1 trong những người gần gũi của thủ lĩnh tú phương, khi cuộc khởi nghĩa thất bại, căn cứ ổn lâm bị pháp tàn phá, ông xuyến và tú phương cùng bị bắt. ông  xuyến  bị giặc pháp chém đầu tại rừng lim bên cạnh đồn thơm của xã hải an.

Người tiêu biểu thứ 2 là  ông đặng duy hảo, còn gọi là đặng duy cai người làng liên bình. vào thời gian này, ông hảo đang giữ chức đội của một tiểu đội lính khố đỏ, làm nhiệm vụ canh gác tỉnh lị thanh hoá.

Khi nghĩa quân tấn công tỉnh lị ( 11/3/1886) , ông hảo đã dẫn nghĩa quân tấn công vào kho bạc của pháp. khi cuộc khởi nghĩa thất bại, pháp đã đem quân về làng liên bình tìm bắt ông. tìm không thấy, chúng đã có hành động vô cùng dã man là đốt cháy cả làng để đe doạ  dân chúng. làng cháy ngụt ngụt, dân cư chạy toán loạn, phải sang cả thanh thuỷ lánh nạn.

Sau khi phong trào cần vương thất bại, cả nước lại dấy lên phong trào  đông du và đông kinh nghĩa thục do cụ phan bội châu khởi xướng thu hút nhiều nhân sĩ, trí thức tham gia. ở hải châu  tuy có ít sĩ phu, lại là nơi xa hà nội  (nơi trung tâm của phong trào đông kinh nghĩa thục và đông du) song các sĩ phu của xã cũng đã tham gia bằng cách giúp đỡ người yêu nước bị pháp bắt giam trốn về quê. đó là trường hợp ông đỗ khắc toản và cụ đỗ niên đã cưu mang và giúp đỡ ông nguyễn thúc bao, một sĩ phu yêu nước tham gia đông kinh nghiã thục bị thực dân pháp bắt gian tại hoả lò, trốn thoát, được ôngtoản đưa về làng ẩn náu tại nhà bà nem rồi  được cụ đồ niên là lý trưởng làm giả thẻ cho ông bao trốn về quê nghệ an.

Năm 1925 thực dân pháp bắt xử tù chung thân nhà yêu nước phan bội châu, nhân dân thanh hoá và hải châu nhất là các tầng lớp thanh niên, học sinh, sĩ phu đã tổ chức lấy chữ ký yêu cầu pháp trả tự do cho cụ phan, đồng thời nhân dân tổng liên trì trong đó chủ yếu là 2 xã liên trì và hải châu đã tổ chức đón tíêp cụ tại đò ghép.

Tháng 4/1926, nhân sĩ hải châu đã tham gia, tổ chức lễ truy điệu cụ phan chu trinh tại trường tào sơn.

Vào thời điểm này ( 1926) tỉnh thanh hoá đã có tổ chức việt nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, tuyên truyền, phổ biến về cách mạng tháng mười nga, về chủ nghĩa mác lê nin và con đường cách mạng cứu nước của nguyễn ái quốc cho các tầng lớp nhân dân. thông qua “hội đọc sách báo cách mạng” hội đã phát triển mạnh mẽ và rộng rãi đến các huyện quảng xương, tĩnh gia và hoàng hoá. xã hải châu đã tổ chức hội đọc sách báo cách mạng, tập trung ở làng hoàng xá, chính vì vậy hoàng xá đã có nhiều người tham gia đảng tân việt.

Vào những năm cuối của thập kỷ 20, ngoài tổ chức việt nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, ở nước ta còn có hai tổ chức cách mạng khác là  tân việt và việt nam quốc dân đảng. việt nam quốc dân đảng đaị diện cho quyền lợi và tư tưởng của tư sản dân tộc và tiểu tư sản lớp trên. việt nam quốc dân đảng không đưa ra một đường lối chính trị độc lập , hơn nữa việc tổ chức và phát triển đảng có nhiều sơ hở, công tác tuyên truyền huấn luyện sơ sai; do vậy sau cuộc khởi nghĩa yên bái thất bại ( 2/1930) , việt nam quốc dân đảng hoàn toàn tan rã.

Tân việt cách mạng đảng ra đời 14/7/1925. lúc mới thành lập mang tên là hội phục việt, sau đổi là hưng nam việt cách mạng đảng, việt nam cách mạng đồng chí và đến tháng 7 năm 1928 đổi tên là tân việt cách mạng đảng gọi tắt là đảng tân việt.

tại thanh hoá cơ sở của đảng tân việt được thành lập vào cuối năm 1925; đến 1928 tân việt thanh hoá đã phát triển xuống nhiều huyện, có ảnh hưởng tương đối sâu rộng.

năm 1927 một số sĩ phu yêu nước ở tĩnh gia đã tham gia, được kết nạp vào phục việt ( sau này đổi thành tân việt). đồng chí nguyễn xuân thuý và ông nguyễn duy vận  (một lương y  giỏi nổi tiếng ) về tĩnh gia xây dựng phủ bộ tân việt.

phủ bộ tân việt tĩnh gia có 11 đảng viên, riêng xã hải châu ( hiện nay) đã có các ông đỗ khắc toản làng hiếu hiền, lê nguyên huệ, lê xuân liên ( tức là lê bá trang), lê đình hiến làng hoàng xá được kết nạp vào tổ chức tân việt (1)

 

hội nghị thành lập phủ bộ tân việt tĩnh gia đã quyết định một số chủ trương là:

-  tuyên truyền đường lối của đảng tânviệt.

          - phát động phong trào đấu tranh yêu nước

- xây dựng cơ sở kinh tế và các hội quần chúng.

ông nguyễn trinh thụ được cử làm bí thư phủ bộ tân việt tĩnh gia “xuân sơn” tại cầu bố ( thị xã thanh hoá) ông đỗ khắc toản được phân công phụ trách hiệu thuốc. đó là cơ sở kinh doanh ( làm kinh tế) và cũng là trạm liên lạc cho các đảng viên. tân việt còn tổ chức xưởng dệt ngọc đường (hải yến), thành lập cơ sở  nuôi tằm tại làng hoàng xá(hải châu) và lập xưởng dệt minh khai ( tào sơn thanh thuỷ).

song song với việc làm  kinh tế, xây dựng  quỹ đảng, phủ bộ tân việt tĩnh gia đã tổ chức đấu tranh chống thuế, xoá bỏ các hủ tục phong kiến đồi bại và tổ chức các hội quần chúng.

xã hải châu lúc này là cơ sở cách mạng của phủ bộ tân việt tĩnh gia. hải châu không những là xã có số lượng đảng viên tân việt nhiều nhất phủ tĩnh gia mà còn có nhiều hình thức hoạt động cách mạng thiết thực và đều khắp các làng, có tác dụng sâu sắc đến đời sống nhân dân, như đấu tranh chống sưu cao thuế nặng , đấu tranh xoá bỏ các hủ tục phong kiến đồi bại như rượu chè, cờ bạc, hủ tục ma chay, cưới xin trong các làng.

thông qua việc xây dựng hương ước các đảng viên tân việt đã đấu tranh xoá bỏ tệ xôi cân, gà lượt trong cách cúng thần làng. ngoài ra làng hoàng xá còn đấu tranh với hương lý các làng đông lý, làng hậu, làng hiếu, làng để, làng thượng phúc, giảm hẳn các thủ tục cúng giỗ hâụ của quận công tri binh lê đình châu vào 15/4 âm lịch. từ chỗ các làng phải góp một con lợn, một thúng xôi, rượu, trầu cau, vàng hương xuống mức mỗi làng chỉ góp 1 chai rượu, 30 miếng trầu cau. số ruộng hậu của làng hoàng xá trước chuyên dùng cho  giỗ hậu, nay đem chia cho người nghèo, làng chỉ thu một phần nhỏ hoa lợi để cứu đói cho dân.

- tổ chức phong trào trồng phi lao được 7,8 vạn cây trên đất trống và bãi cát ven biển. năm 1945 làng hoàng xá và liên bình đã bán phi lao lấy tiền cứu đói cho dân và mua dầu đèn cho các lớp học xoá nạn mù chữ và bình dân học vụ.

ền nhân dân được củng cố, sự lãnh đạo của đảng được tăng cường. tình hình nông thôn ổn định. đây là yếu tốt quan trọng để chi  bộ hải châu lãnh đạo nhân dân khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

hoà bình lập lại, một trong những nhiệm vụ trước mắt được tỉnh, huyện chỉ đạo là khẩn trương khắc phục những hậu quả của chiến tranh, tu sửa cơ sở hạ tầng. nhiệm vụ đầu tiên được sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh uỷ là sửa chữa lại đọan đường quốc lộ 1a cùng với phà ghép để khôi phục giao thông và phát triển  kinh tế.

  xã hải châu được huyện giao nhiệm vụ điều động nhân lực,vận chuyển đất đá ,san lấp hầm hố,tu sửa mặt đường.bằng sự lao động sáng taọ và cần cù,nhân dân hải châu đã chuyên chở,san lấp hàng ngàn khối đất đá,đã góp phần quan trọng vào việc thông xe tuyến đường 1a,khôi phục phà ghép theo đúng kế hoạch.trong các thôn,làng nhân dân khẩn trương san lấp hầm hào,ụ chiến đấu.nhân dân các thôn đã tháo gở các ngôi đình làng hoàng xá,hiếu hiền,văn mỹ và liên bình để lấy vật liệu xây dựng trụ sở thôn,hợp tác xã,xây dựng trường học và trạm xá .

việc ổn định tăng gia sản xuất được chi uỷ và uỷ ban hành chính xã hết sức quan tâm,sắp xếp lại sản xuất,phân loại ruộng đất phù hợp với từng loại cây trồng để phù hợp với sản xuất.nhiều thửa ruộng gần quốc lộ 1a ,gần phà ghép là nơi máy bay địch hay oanh tạc bị bỏ hoang nay được phục hoá,cày xới vun trồng .

chi bộ đã chỉ đạo khôi phục lại các nghề đánh cá,làm muối và một số ngành nghề khác.bà con ngư dân ,diêm dân tiếp tục mua sắm công cụ,tổ chức lao động để sản suất .

như vậy hải châu đã hoàn thành việc khôi phục kinh tế,tạo đà để bước vào  giai đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

3. Tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa.

thời kỳ khôi phục kinh tế đã kết thúc và mở đầu thời kỳ phát triển kinh tế một cách có kế hoạch.hội nghị lần thứ 14 của ban chấp hành trung ương đảng tháng 11 năm 1958 chủ trương “bước đầu phát triển kinh tế,văn hoá trong 3 năm ( 1958-1960) và cải tạo xã hội chủ nghĩa,đối với kinh tế cá thể của nông dân,thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và kinh tế tư bản tư doanh,trong đó trọng tâm trước mắt là cải tạo thành phần kinh tế cá thể của nông dân,đồng thời đẩy mạnh phát triển thành phần kinh tế quốc doanh”.

Hải Châu là một xã có cơ cấu ngành nghề đa dạng,nông nghiệp,ngư nghiệp,diêm nghiệp,tiểu thủ công nghiệp;trong đó nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn và chiếm phần lớn người lao động.

Theo sự chỉ đạo của trung ương đảng:cải tạo  xã hội chủ nghĩa là động viên những thành phần cá thể vào con đường làm ăn tập thể trên cơ sở xoá bỏ  hình thức sở hữu cá thể,xây dựng hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất để từng bước biến nền sản xuất manh mún lạc hậu thành  nền sản xuất lớn,cấn đối.

Đại hội lần thứ 5 của đảng bộ tĩnh gia tháng 12 năm 1958 đã cụ thể hoá chủ trương trên là : “phải nắm vững đường lối chính sách của đảng và nhà nước,tích cực củng cố và phát triển tổ đổi công thành những hợp tác xã,tiếp tục củng cố những hợp tác xã hiện có làm cơ sở để từng bước mở rộng phong trào một cách vững chắc có kế hoạch.” (1)

Để làm tốt việc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong địa phương rút kinh nghiệm thời kỳ cải cách ruộng đất,chi bộ và uỷ ban hành chính xã đã lãnh đạo và tổ chức thực hiện có kế hoạch,từng bước,chặt chẽ .trước hết , chi bộ quán triệt chủ trương thấu đáo trong đảng, tạo sự thống nhất cao; sau đó tổ chức cho quần chúng nhân dân  học tập, nắm vững 3 nguyên tắc xây dựng hợp tác xã  là: tự nguyện, dân chủ,cùng có lợi. năm 1958 chi bộ đã lãnh đạo thôn hoà bình xây dựng hợp tác xã nông nghiệp thí điểm.

 

 Sau khi  xây dựng hợp tác xã nông ngiệp thí điểm đạt kết quả tốt,nông dân các thôn đã tự nguyện vào hợp tác xã nông nghiệp. đầu năm 1959 huyện uỷ chỉ đạo : “ củng cố phát triển tổ đổi công thành hợp tác x㔠,nên chỉ trong tháng 3 năm 1959 chi bộ và chính quyền xã đã xây  dựng được các hợp tác xã nông nghiệp: xuân tiến, xuân thành, thanh trung ở thôn thắng lợi, hợp tác xã yên châu ở thôn hăng hái. xây dựng các hợp tác xã sản xuất muối, hoặc vừa sản xuất nông nghiệp vừa sản xuất muối là hợp tác xã liên châu ở thôn phú cường, hợp tác xã thành công ở thôn xung phong, xây dựng hợp tác xã đánh cá trung thành, hợp tác xã hoàn thành ở thôn xung phong, hợp tác xã đánh cá ở thôn thanh đông .

tháng 1/1959  hợp tác xã tín dụng được thành lập do đồng chí tô văn lịch làm chủ tịch. hợp tác xã tín dụng đã phối hợp với ngân hàng huyện đầu tư vốn cho sản xuất, hỗ trợ tích cực việc phát triển các ngành nghề kinh tế. sau hoà bình lập lại, hợp tác xã mua bán đã hình thành sơ khai, mức độ, quy mô còn hạn hẹp, phải chờ đến năm 1963 hợp tác xã mua bán hải châu mới có sự phát triển chắc chắn.

như vậy, đến cuối năm 1960, các ngành kinh tế chủ yếu của Hải Châu đã cải tạo theo hướng xã hội chủ nghĩa.

 Ngày 22 tháng 4 năm 2020, thành lập phường Hải Châu thuộc thị xã Nghi Sơn .

 

Tin nổi bật
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: UBND PHƯỜNG NGỌC SƠN
Địa chỉ: UBND PHƯỜNG NGỌC SƠN
Email:......
Trưởng Ban biên tập: .....; Chức vụ: .......
Ghi rõ nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa phường Ngọc Sơn hoặc phuongngocson.thanhhoagov.vnptweb.vn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.

Website được thiết kế bởi VNPT